BẰNG CẤP VÀ BẰNG LÒNG?
BẰNG CẤP HAY ĐẲNG CẤP?
Có nhiều người thường nói: “Đừng đi tìm bằng cấp, hãy sống làm sao cho được bằng lòng”. Bạn đã từng nghe những câu nói đại loại như thế chưa? Nhưng điều này chỉ đúng ½ sự thật, bởi vì một vế bạn cho rằng: Không xem trọng 1 cái bằng gọi là “bằng cấp” là đúng, nhưng mặt khác bạn đi tìm sự “bằng lòng” thì vế 2 này lại càng không ổn hơn. Lý do:
Thứ nhất: Có một sự thật không phải ai có bằng cấp cao cũng thành công và ngược lại có rất nhiều người có bằng cấp không cao, thậm chí không có bằng cấp vẫn thành công được. Điều này đã được chứng minh nhiều thập kỷ qua, nhưng nếu bạn không xem trọng bằng cấp đến nỗi nói rằng: Nó không đóng góp gì cho bạn, thì đó cũng là sự sai lầm. Kiến thức Đại học và các kiến thức nền tảng, luôn là yếu tố quan trọng để bạn bước vào đời, nó chiếm vai trò quan trọng để hình thành nên những “phần nhỏ” của thành công của bạn để dẫn đến những thành công lớn hơn. Tuy nhiên bằng cấp chưa phải là vấn đề lớn, vì sự học suốt đời mới là quan trọng hơn sự học 16-18 năm cuộc đời (nếu như bạn học Đại học 4 năm thông thường, hoặc 6 năm đối với Bác sĩ). Nếu bạn nghĩ sự học là “suốt đời”, và Đại học không thể là điểm dừng cho quá trình học vấn của bạn thì bạn không xem trọng bằng cấp là ĐÚNG. Nhưng nếu bạn nghĩ sự học thật sự chán nản và bạn mong bước ra đời sớm để kết thúc con đường học và từ đó về sau bạn “không học nữa” thì thành thật thông báo với bạn rằng bạn đã “SAI”. Bill Gates chọn con đường không học tiếp Đại học bởi Ông biết rằng “Đại học” không thể giúp Ông được giấc mơ lớn và sự giới hạn “sự học tại Đại học” đã ngăn bước đường thành công của Ông. Ông bỏ học Đại học để Ông có thể “học nhiều hơn nữa”… và thành công nhiều hơn nữa, chứ không phải bởi vì Ông chán học. Mọi sự bỏ học của Doanh nhân – Danh nhân – Những người thành công sau đó… là bởi vì họ muốn “học nhiều hơn nữa”, thậm chí họ muốn “học suốt đời”… mà nếu như họ tiếp tục học Đại học, họ không thể tiếp tục ước mơ đó. Thật sự đáng sợ cho những người học xong Đại học – Họ nghĩ mình đã “biết hết” cho nên “nghỉ học luôn” kể từ khi lấy tấm bằng... thì đó mới là trường hợp đáng nói? Và cũng đáng xấu hổ cho những người nhận bằng cấp… vì nghỉ rằng "với bằng cấp" mình đã biết tất cả. Còn những người không xem trọng bằng cấp, họ biết rằng nó chỉ là "một phần của tất cả"...
Vậy bản thân bằng cấp – tự nó không tốt hay xấu mà chính người cầm bằng cấp là như thế nào? Bằng cấp không có tội, nhưng nếu người ta nghĩ “bằng cấp” là tất cả và những ai gieo vào đầu người khác bằng cấp là tất cả - những người đó mới có lỗi…
Thứ hai: ta nói đến sự xem trọng vế “bằng lòng”. Có một sự thật rằng những người thành công ít khi nào được “bằng lòng”… không phải họ không muốn điều đó mà bởi vì Lẽ thật không thuộc về số đông. Nếu bạn nghĩ chân lý thuộc về số đông thì số đông là những người thành công? Điều này thực tế không phải vậy? Bao nhiêu người kinh doanh và có bao nhiêu doanh nhân thành đạt? Có phải Top Doanh nhân thuộc về số đông?... Bao nhiêu người “ca hát” và có bao nhiêu ca sĩ thành công? Có phải Top ca sĩ thuộc về số đông? Bao nhiêu người lãnh đạo và bao nhiêu người theo sau? Có phải số lượng người lãnh đạo (trên mọi lĩnh vực) đều ít hơn số người theo sau không?... Luôn luôn là như thế! Nếu sự bằng lòng là tiêu chí của thành công thì số lượng người thành công phải thuộc về số đông? Hoặc chí ít họ được số đông công nhận? Câu trả lời là sự thật không như thế… Số người thành công luôn thuộc về số ít, thậm chí rất ít. Thế thì tại sao “bằng lòng” lại là ưu vế? Không khi nào là như thế…
Thậm chí mà nói nếu bạn đi theo con đường “bằng lòng” CHẮC CHẮN bạn sẽ đến một nơi đó là THẤT BẠI. Lý do: tất cả những ai “cố gắng” làm hài lòng tất cả mọi người đều thất bại. Tại sao lại thế? Vì điều này chỉ dẫn đến một kết cục là bạn không có chính kiến, ai sẽ đi theo người không có chính kiến? Câu trả lời là: KHÔNG AI CẢ!
Vậy thì bằng cấp cũng không được, mà bằng lòng cũng không xong. Thế có người hỏi: Vậy tôi phải chọn điều gì?
Câu trả lời đó chính là: ĐĂNG CẤP.
Người ta thường hay nói câu này: Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi. Quả đúng là như thế… Nhưng tôi nói thêm:
BẰNG CẤP LÀ NHẤT THỜI – BẰNG LÒNG CŨNG NHẤT THỜI… chỉ có ĐẲNG CẤP MỚI LÀ MÃI MÃI.
Làm thế nào để xây dựng một ĐẲNG CẤP?
Câu trả lời thuộc về bạn…