Gallery

Travel

Technology

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

[Bài viết Trần Trung Kiên] CÔNG VIỆC VÀ NƠI LÀM VIỆC...

CÔNG VIỆC VÀ NƠI LÀM VIỆC...
Công việc không phải là “nơi người làm việc phải đến” mà là “việc” mà người làm việc phải làm...
____________________
Khi nhắc đến định nghĩa trên thì chắc mọi người hiểu rằng: Công việc không phải là “một nơi” mà về bản chất “công việc là một việc”... Tuy nhiên nhiều người nhầm lẫn điều này, thậm chí là rất nhiều người nhầm lẫn. Lý do bởi vì sao?
Vì mọi người đều hiểu rằng (theo mặc định), đã đi làm thì phải làm ở một nơi nào đó và nơi đó mang tính “cố định”.
Có một sự thật mà tôi nhận ra được: Làm việc ở nơi cố định đã được tính từ thời “văn minh nông nghiệp” như các bạn đã biết.
Người nông dân chỉ có một cách lựa chọn duy nhất là “gắn bó” với đồng ruộng – Và đó là công việc quanh năm suốt tháng của người nông dân. Bạn phải hiểu rằng khái niệm “làm ruộng gắn liền với địa điểm cố định đã được ra đời từ thời rất xa xưa”. Và bây giờ những người thuộc văn minh nông nghiệp vẫn gắn bó với đồng ruộng... Và câu chuyện đó vẫn còn tiếp diễn.
Tôi muốn nhắc lại lịch sử của công cuộc làm việc với địa điểm cố định chứ không có ý định nói làm việc cố định là không tốt và mọi người suy ra làm nông là không tốt. Có một sự thật là Việt Nam (nếu biết tận dụng thế mạnh quốc gia) thì nên làm nông sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên ở đây là chúng ta đang bàn đến khái niệm  công việc và nơi làm việc để ta thấu hiểu rằng: Địa điểm đã dần dần thay thế cái mà người ta gọi là “việc” trong tư duy của con người như thế nào?
Khi công nghiệp ra đời thì con người (làm việc) đã không gắn liền với “đồng ruộng” nữa mà người công nhân (người lao động) gắn liền với “máy”.
Nếu nhân công in thì gắn liền với “máy in”.
Nếu nhân công dệt vải thì gắn liền với “máy dệt”.
Nếu nhân công rèn thì gắn liền với “máy rèn”.
Nếu nhân công gì thì gắn liền với “máy đó”...
... Và có thể liệt kê ra hàng trăm loại máy như thế trong thời đại “công nghiệp hóa” như chúng ta đã biết nó từng xảy ra khoảng 300 – 500 năm về trước.
Thời đại công nghiệp hóa với vai trò máy móc trở thành chủ đạo trên con đường khai thác các nguồn lợi kinh tế đã trở thành trào lưu tất yếu của thời đại. Và đó cũng là lý do vì sao có hiện tượng “di dân” từ nông thôn lên thành thị. Lý do cho cuộc di dân này chính là bởi vì: Máy ở đâu thì người ở đó, mà máy thì gắn liền với ông chủ cho nên ông chủ ở đâu – người nhân công ở đó. Mà Ông chủ đến những nơi đông người mới có khách hàng – Cho nên Ông chủ di cư theo “đô thị” và như bạn thấy quá trình đô thị hóa từ đó mà ra đời. Và kết quả là nơi làm việc chính là “văn phòng” mà các bạn thấy bây giờ.
Rõ ràng làm việc thì ai cũng biết rằng “công việc” là quan trọng. Nhưng bạn sẽ thường được hỏi một câu đại loại rất hay sau đó là: Nơi làm việc của bạn ở đâu?
Bản chất của nơi làm việc chính là: Bởi vì công việc gắn liền với công cụ làm việc, và công cụ làm việc ở nơi đâu thì người làm việc ở nơi đó chứ bản chất nơi làm việc không xuất phát từ điều gì khác hơn.
Công cụ mà người nông dân dùng đề tạo ra tài sản chính là “đồng ruộng” và đó là lý do “đồng ruộng nơi đâu – họ ở nơi đó” và điều này vẫn còn tiếp diễn cho đến bây giờ. Hệ quả là những người nông dân gắn liền với nông thôn.
Công cụ làm việc của người công nhân là “máy móc” cho nên máy móc ở đâu – công nhân ở nơi đó. Thường máy móc được đặt ở khu công nghiệp cho nên công nhân quy tụ ở khi công nghiệp. Hệ quả là công nhân gắn liền với khu công nghiệp và nhân viên gắn liền với văn phòng như bạn đã biết.
Tuy nhiên có một sự thay đổi đầy ngoạn mục đã giúp cho con người vươn lên tự do trong thời đại mới đó là sự ra đời của “máy tính”.
Máy tính thực tế chính là quá trình “công nghệ hóa” mà sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi về địa điểm làm việc mà ít người ngờ tới.
Lý do cho việc thay đổi nơi làm việc đối với những người dùng “công cụ máy tính” để làm việc chính là máy tính được tự do di chuyển từ khi có Laptop ra đời. Người ta thường nghĩ Laptop chỉ khác máy tính bàn ở chỗ nó có tính di động. Nhưng một điều tuyệt vời ở Laptop trong việc di động là đã thay đổi toàn bộ góc nhìn về “phong cách làm việc” hàng trăm năm qua đã ăn sâu vào tiềm thức con người là “Làm việc phải đến một nơi nào đó mới làm việc được, mà không chú trọng vào công việc đang làm” và với suy nghĩ đó đã trì truệ một nền kinh tế bấy lâu nay:
-          Dân văn phòng chẳng phải đã từng nghĩ “Nơi làm việc chính là việc làm” và đến nơi mới làm việc được. Tuy nhiên ngồi ở chỗ làm việc, mà chẳng có việc gì làm?
-          Dân hành chính chẳng phải đã từng nghĩ: “Nơi làm việc chính là công việc”, và cũng chẳng có việc gì làm ở nơi đó.
...
Và sau tất cả các hệ lụy đó bạn biết rằng: Công ty ban đầu bạn đến bạn rất háo hức, nhưng càng ngày đến công ty giống như là một công việc lặp đi lặp lại.
Và có một sự thật khi mọi thứ trở nên dường như không giải thích được, ta quay về định nghĩ ban đầu của công việc đó chính là:
CÔNG VIỆC KHÔNG PHẢI MỘT NƠI BẠN ĐẾN MÀ CHÍNH LÀ MỘT VIỆC BẠN LÀM...


Và làm thế nào để có thể thực hiện điều này?
Hãy gia nhập vào đội ngũ những chuyên gia làm việc theo phong cách mới của chúng tôi. Nếu bạn cần một công việc thật chuyên nghiệp trong thời đại công nghệ ngày nay, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua email để được phỏng vấn: trantrungkien@danhnhan.net


PS:// Bài viết trên do ngắn không thể giải thích thêm 1 điều là có những công việc phải có địa điểm cố định mới làm được việc như: Tiếp tân, nhân viên đóng gói, nhân công in, nhân viên dệt vải... và nhiều nghề chỉ làm việc cố định tại nơi làm việc, mà tác giả chỉ nhấn mạnh đến quá trình “công nghệ hóa” đã thay đổi và dần chiếm ưu thế hơn so với quá trình “công nghiệp hóa” như thế nào. Điều này cũng giống như quá trình “công nghiệp hóa” đã dần chiếm ưu thế về phong cách làm việc của nông nghiệp vậy...


(Theo Trần Trung Kiên – http://www.trantrungkien.com)


__
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
 

Sports

Delivered by FeedBurner