LÀM VIỆC, KIẾM NHIỀU TIỀN VÀ RỒI VẪN “LÀM VIỆC” ĐỂ KIẾM TIỀN?
Hay LÀM VIỆC, KIẾM NHIỀU TIỀN RỒI ĐỂ MÌNH “KHÔNG LÀM VIỆC” NỮA?
Có nhiều quan niệm khác nhau về làm việc và kiếm tiền. Nhưng có lẽ có 2 quan niệm về làm việc và kiếm tiền được hiện rõ hơn bao giờ hết.
Thứ nhất đó chính là những người làm việc, kiếm tiền và sau đó vẫn tiếp tục làm việc để kiếm tiền. Vòng quay này trở nên bất tận, cho đến khi nào họ hiểu rằng mình có quá nhiều tiền mà không có thời gian để đi xài tiền. Cho nên cái khó của người nghèo chính là làm thế nào để kiếm tiền? Nhưng cái khó của người giàu chính là làm thế nào để xài tiền?
Nếu người giàu không có cái khó: Làm thế nào để xài tiền? Thế thì tại sao mọi người vẫn thấy những người giàu xài tiền “bậy”. Nếu mọi người giàu đều xài tiền đúng, chắc hẳn sẽ không có những người giàu vào “khám” ra “tù” chính trên cách họ xài tiền? Và cũng sẽ không có những người giàu nức trứng lại lo âu là ngày mai mình sẽ “đổ nợ”… Nhưng thực tế những người giàu lo “đổ nợ” nhiều hơn là những người nghèo. Nói thế không phải tôi tôn vinh những người nghèo. Thực tế những người nghèo không có gì đáng để tôn vinh trên cái nghèo đó… nếu thực sự họ không có tài năng hay sự khôn ngoan. Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây đó là: Trong khi người nghèo lo âu về cách kiếm tiền, thì người giàu lo âu về cách “xài tiền”… Cả hai cái lo âu này, tôi thấy không có cái nào đáng tôn vinh hơn cái nào? Đôi khi sự lo âu của người giàu còn “đáng lo” hơn là sự lo âu của người nghèo?
Vậy điều này có nguyên nhân từ đâu? Nghèo mà lo chuyện tiền bạc là đúng, nhưng giàu rồi mà vẫn còn phải lo đến chuyện tiền bạc thì quả là “bất công” cho những người giàu… Vậy căn nguyên của điều này ở đâu?
Như chúng ta thấy có một vòng quay của dòng tiền đó là: Làm việc, kiếm tiền, kiếm nhiều tiền rồi sao nữa? Cái điều “rồi sao nữa” đó, thường mọi người không biết, cho nên mới xảy ra chuyện không đáng hay…
Đó là chu trình: Làm việc, Kiếm tiền, Kiếm nhiều tiền rồi lại “làm việc để kiếm tiền”… hay là: Làm việc, Kiếm tiền, Kiếm nhiều tiền rồi “không làm việc nữa”…
Thực ra chu trình trên có thể rút lại đơn giản thế này:
Thứ nhất đó là: Làm việc, kiếm nhiều tiền rồi tiếp tục “làm việc để kiếm tiền”
Thứ hai đó là: Làm việc, kiếm nhiều tiền và “không làm việc nữa”
Nhìn vào hai điều trên ta thấy sự lựa chọn thứ nhất có lẽ không khôn ngoan. Tại sao: Tôi đã làm việc, có nhiều tiền và lại vẫn làm việc để có tiền nữa? Vậy chẳng lẽ trong cuộc đời không có giờ nào để nghỉ sao? Quả là sự lựa chọn thất bại…
Mọi người thường nghiêng về sự lựa chọn thứ hai đó là: Làm việc, kiếm nhiều tiền để rồi “không làm việc nữa”… Nhìn qua thì thấy sự lựa chọn thứ hai có vẻ khôn ngoan hơn sự lựa chọn thứ nhất.
Tuy nhiên có một sự thật liên quan mật thiết đến 2 điều trên đó là: Không ai trong xã hội lại không làm việc dù họ là ai đi chăng nữa?
Có phải bạn thấy một thực tế là:
Nước càng giàu càng văn minh càng làm nhiều. Ngược lại nước càng nghèo, càng kém văn mình lại càng “ít làm”.
Người càng giàu, càng văn minh lại càng làm nhiều. Ngược lại người càng nghèo, càng kém văn minh lại càng ít làm.
Thành phố càng giàu, càng làm việc. Nông thôn càng nghèo, càng ít làm việc
Thực tế mà nói: Không ai nói rằng người giàu không làm việc cả. “Lười biếng là căn nguyên của tội lỗi”.
Thế thì tại sao mọi người thường hay hô hào về sự không làm việc như cách để chứng minh “tự do tài chính”. Nhiều người định nghĩa “tự do tài chính” như là phương thức có nhiều tiền (hay có một số tiền nhất định) đến nỗi không làm việc nữa?
Phải chăng định nghĩa đó có đúng?
Nhiều người định nghĩa: Tự do tài chính là có khả năng tạo ra dòng tiền thu nhập thụ động đến cuối đời.
Điều này KHÔNG SAI, nhưng vấn đề là mọi người đã hiểu thu nhập thụ động theo một cách sai lầm.
Thu nhập thụ động mà mọi người nghĩ chính là: Có khả năng tạo ra tiền “theo cách” không làm việc. Điều này là sai hoàn toàn.
Tôi khẳng định là không có bất kỳ chủ thể nào không làm việc mà lại tạo ra giá trị gia tăng. Và điều này vẫn còn mãi. Chỉ khi có chủ thể làm việc (bất kỳ chủ thể nào. Chẳng hạn: tiền cũng là một chủ thể)… thì mới tạo ra sự “biến đổi”. Nếu không có chủ thể làm việc, sẽ không có bất kỳ sự biến đổi nào.
Thế thì tại sao lại định nghĩa: Một người tạo ra thu nhập thụ động là người không làm việc mà vẫn có tiền.
Do chúng ta hiểu sai về thu nhập thụ động cho nên chúng ta hiểu sai về tự do tài chính. Và do chúng ta nghĩ rằng tự do tài chính tồn tại cho nên chúng ta nghĩ rằng: Mục tiêu của làm việc là không làm việc?Theo cách hiểu: Làm việc, Kiếm nhiều tiền và không làm việc nữa…
Cách nghĩ này tai hại không chỉ là không đạt được mục tiêu. Mà cách nghĩ này tai hại ở chỗ: Con đường dẫn đến mục tiêu đó thực sự không tồn tại.
Thực tế mà nói: không có ai là không làm việc cả. Mọi con đường để khuyến khích bạn đến chỗ “không làm việc” đều không thể tồn tại trên đất. Nếu có tồn tại là bởi vì bạn đang đi trên con đường dẫn đến sự chết… Chỉ có địa ngục là nơi bạn không làm gì cả và chỉ có âm phủ mới là nơi không có việc gì để làm.
Con đường của chân lý dẫn bạn đến nơi có sự sống đời đời chứ không phải đến nơi không làm gì cả như nhiều người tưởng.
Hãy nhớ rằng bất cứ ai nói rằng: Mục đích cuối cùng là bạn sẽ không làm việc nữa. Hãy hỏi ngay người nói với bạn câu đó rằng: Bạn có là như thế chưa? 100% họ sẽ nói lòng vòng… nhưng cuối cùng họ sẽ trả lời bạn: Tương lai là như thế. Và tôi cũng trả lời bạn luôn rằng: Điều này (sự không làm việc) sẽ vẫn mãi tồn tại ở tương lai, bất cứ khi nào người đó nói… Nghĩa là nó thực sự không tồn tại trên cõi đời này, hoặc nó sẽ tồn tại ở âm phủ. Vì âm phủ là nơi không có việc gì làm… Còn nếu bạn nghĩ Thiên đàng cũng là nơi không có việc làm, thì hãy coi chừng Thiên đàng mà bạn nghĩ có thực sự là Thiên đàng không?
Quay trở lại câu chuyện về sự không làm việc phía trên. Điều này chẳng bao giờ tồn tại cả… Nếu không tin, hãy hỏi bất kỳ ai bạn gặp rằng: Họ có tự do tài chính chưa? Và nếu họ đã tự do tài chính rồi! Hãy hỏi là Anh có làm việc không?... Bạn sẽ nhận được câu trả lời: Hoặc là không trả lời được! Hoặc là trả lời lòng vòng! Hoặc là: Tương lai sẽ như thế?
Và tôi khẳng định lại một lần nữa: Không bao giờ và mãi mãi không bao giờ có chuyện mục tiêu cuối cùng của kiếm tiền là không làm việc.
Vậy thì chu trình thứ nhất: Làm việc, kiếm nhiều tiền và sau đó “làm việc để kiếm tiền” là không ổn và “Làm việc, kiếm nhiều tiền và sau đó không làm việc nữa” lại càng không ổn hơn. Vậy thì điều nào mới đúng?
Câu trả lời thực sự đúng, chính là:
LÀM VIỆC, KIẾM NHIỀU TIỀN RỒI ĐỂ “TIỀN ĐI LÀM VIỆC”, còn mình “vẫn làm việc” nhưng không phải mục tiêu chính là để đi kiếm tiền mà vì những mục tiêu cao hơn là cả tiền.
Tôi nhắc lại rằng điều thực sự đúng chính là:
LÀM VIỆC, KIẾM NHIỀU TIỀN RỒI SAU ĐÓ ĐỂ TIỀN ĐI LÀM VIỆC CHO BẠN.